Tủ điện chiếu sáng là gì? Những loại tủ điện chiếu sáng phổ biến hiện nay
Đối với các công trình xây dựng, nhà máy – xí nghiệp, các khu vực công cộng hay thâm chí là các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng lớn. Thì việc sử dụng đến tủ điện chiếu sáng là không thể thiếu. Bởi không những chúng giúp bảo vệ và điều chỉnh hệ thống chiếu sáng một cách hiệu quả và tối ưu, mà còn là thiết bị giúp tiết kiệm điện năng, công sức và thời gian khi quản lý. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về thiết bị này nhé!
Khái niệm của tủ điện chiếu sáng
Tủ điện chiếu sáng cũng giống như các loại tủ điện công nghiệp khác. Được dùng để chứa các thiết bị điện điều khiển hoặc đóng ngắt, tủ điện đóng vai trò điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng ở các khu vực công cộng, chiếu sáng văn phòng, vườn hoa – công viên, đường phố,…
Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng/ngắt theo thời gian thực như các bộ điều khiển hoặc Timer có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như vi điều khiển, PLC. Chức năng của tủ điện chiếu sáng được thiết kế đơn giản hoặc phức tạp, thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều khiển chiếu sáng để điều chỉnh cường độ sáng phù hợp hay bật tắt bóng đèn thì còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của người sử dụng.
Đặc điểm chung của tủ điện chiếu sáng
Cấu tạo của tủ điện
Vỏ của tủ điện
Vỏ của tủ điện được có cấu tạo từ chính từ chất liệu cao cấp có khả năng cách điện tối ưu, chống gỉ sét hiệu quả. Đặc biệt tủ có khả năng chống chịu lại các tác động từ bên ngoài môi trường dù là khắc nghiệt nhất.
Bộ phận thân của vỏ tủ là nơi chứa đựng và bảo vệ các thiết bị đóng/cắt, điều khiển hệ thống điện và đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình vận hành và sử dụng.
Vỏ tủ điện thường có kích thước: (Dài x rộng x sâu)
- Đối với loại không lắp công tơ: 1000 x 600 x 300mm
- Đối với loại lắp công tơ: 1200 x 600 x 300mm
Thiết bị đóng ngắt MCCB: Có vai trò bảo vệ các linh kiện khác bên trong tủ điện và đóng/ngắt mạch tổng.
Timer: Là bộ điều khiển thời gian, giữ vai trò điều khiển thời gian để cài đặt thời gian bật/tắt các thiết bị điện.
Thanh cái đồng có chức năng kết nối các thiết bị điện với nhau tạo thành một hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh.
Đèn LED bên trong của tủ điện: Sử dụng được cho nhiều loại tủ điện khác nhau như: Tủ điện công nghiệp, tủ điện ngoài trời. Là loại đèn chuyên dùng để chiếu sáng bên trong tủ và có công tắc bật/tắt trong tủ điện. Không những giúp việc điều khiển, sửa chữa, hoạt động hệ thống trong tủ điện diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Nguyên lý hoạt động
Toàn bộ hệ thống chiếu sáng sẽ được điều khiển đóng/ngắt tự động bằng rơ le, thời gian được cài đặt trong tủ cấp điện và điều khiển chiếu sáng 50A-400V bằng tay hoặc theo các chế độ tự động:
- Chế độ vào buổi tối (17h-22h): Bật 100% số đèn.
- Chế độ đêm khuya (22h-6h):Sẽ tắt bớt 2/3 số đèn, số đèn còn lại sang 60% công suất định mức và giảm 40% công suất tiết kiệm điện.
- Chế độ vào ban ngày (6h-17h): Tắt toàn bộ số đèn.
Để thực hiện được các tiêu chí trên ta phải sử dụng đến rơ le thời gian để điều khiển và cấp điện cho cuộn hút của công tắc tơ K1, K2.
- Chế độ vào buổi tối: Sẽ có cả 3 công tắc tơ đều có điện: 100% số bóng đèn được bật.
- Chế độ đêm khuya: Sẽ chỉ có công tắc tơ K1 có điện và K2 mất điện: 1/3 số bóng sẽ được bật sáng.
- Chế độ ban ngày: Cả 3 công tắc tơ đều mất điện và toàn bộ bóng đèn đều được tắt.
Bởi vì thời gian ban ngày của mùa hè và mùa đông khác nhau nên ngoài việc cài đặt thời gian để công tắc tơ tác động thì cũng còn tùy thuộc vào chế độ của mỗi mùa. Để tiết kiệm điện năng cho giờ vào mùa hè và đủ độ sáng đường cho giờ vào mùa đông thì người thiết kế chiếu sáng sẽ tự cài lại chế độ thời gian tác động cho rơ le thời gian.
Khi tủ điện bắt đầu được bật điện,điện áp được giữ ổn định ở định mức 220V và cho phép kéo dài tuổi thọ của bóng đèn đến 22h đêm (thời điểm này sẽ tùy thuộc vào người cài đặt) khi lưu lượng người đi trên đường giảm thì công suất tủ phát ra cũng được giảm theo mức đã cài đặt. Quá trình giảm công suất sẽ được thực hiện từ từ theo nhiều mức chứ không giảm đột ngột, sẽ không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và đảm bảo an toàn toàn cho người tham gia giao thông.
Nếu đoạn đèn đường có công suất 20KW thì một năm sẽ tiết kiệm được 23.400KWh. Như vậy, số lượng tiền tiết kiệm trong một năm là rất lớn. Giải pháp này hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã bắt đầu ứng dụng tại Việt Nam.
Ứng dụng của tủ điện chiếu sáng
Tủ điện chiếu sáng được dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng hay thậm trí là các khu xây dựng – công trình lớn mà cần đến hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra, tủ điện còn có vai trò chứa và bảo vệ các thiết bị điện, điều khiển, đóng/ngắt bên trong tủ khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường, giúp cho hệ thống chiếu sáng vận hành và hoạt động ổn định. Đồng thời giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng cũng như sử dụng.